Ngày 3 Tháng 11
Thánh Phêrô Phanxicô NÉRON BẮC
Linh mục Thừa sai Paris
(1818 - 1860)

Chọn Việt Nam Làm Quê Hương

Tuy chỉ ở Việt Nam hơn mười một năm, Thánh Phêrô Néron Bắc đă trở nên như người Việt Nam chính gốc. Cha cũng tập ăn tương cà như mọi người. Cha có công phiên dịch ra tiếng Việt sách toán Pháp, chuyển ngữ các bài triết học, thần học cho các chủng sinh, và cuối cùng gởi nắm xương tàn cho mảnh đất thân yêu này, như ước nguyện khẩn cầu với Đức Mẹ Mân Côi trong những ngày tu học ở hội Thừa sai Paris.

Phêrô Phanxicô Néron Bắc sinh ngày 21.9.1818, tại Bordeaux, địa phận Saint Claude, nước Pháp. Là con thứ năm trong gia đ́nh có chín anh em. Thuở thơ ấu của Héron khá vất vả. Tuy được đi học, nhưng mỗi ngày cậu phải ra đồng chăn súc vật, v́ thế chịu nhiều ảnh hưởng xấu của các bạn. Thế nhưng một biến cố đă thay đổi cuộc đời cậu. Năm 17 tuổi, một người cho cậu mượn một cuốn sách đạo đức, cậu đọc và nhận ra tiếng Chúa kêu gọi ḿnh. Từ đó, cậu thay đổi hẳn lối sống.

Năm 19 tuổi, Néron xin nhưng măi đến ngày 14.2.1839 (21 tuổi) mới được vào chủng viện Neteroy. Sau sáu năm, thầy lên học tại chủng viện Saunier, rồi xin gia nhập hội Thừa sai Paris và thụ phong linh mục ngày 17.6.1848. Bề trên cử cha Néron đi giảng đạo tại Việt Nam. Trong những ngày đợi tàu, cha Néron thường xin Đức Mẹ Mân Côi cho ḿnh được dâng hiến mạng sống v́ sứ vụ tại xứ truyền giáo. Ước nguyện của cha là một khi đă vào được Việt Nam, sẽ không bao giờ phải rời khỏi đất nước này.

Ngày 28.3.1849, cha đến tŕnh diện Đức cha Retord Liêu, khi ấy đang coi địa phận Tây Đàng Ngoài. Đức cha gởi cha Néron đến Kẻ Vĩnh để học tiếng Việt và đặt cho ngài tên mới là Bắc. Năm 1852, Đức cha trao cho cha giúp xứ Kim Sơn, tỉnh Ninh B́nh. Năm 1854, Đức cha cử cha làm bề trên chủng viện Kẻ Vĩnh coi sóc một trăm năm mươi em. Cha kiên nhẫn giảng dạy chủng sinh các kiến thức cần thiết và dịch cho họ sách toán học ra tiếng Việt. Với các lớp đại chủng sinh, cha dạy họ về triết lư và thần học. Một lần cha bị bắt, nhưng được Đức giám mục chuộc lại.
 

Ngày 3 Tháng 11
Thánh Phêrô Phanxicô NÉRON BẮC
Linh mục Thừa sai Paris
(1818 - 1860)
 

Chọn Việt Nam Làm Quê Hương

Tuy chỉ ở Việt Nam hơn mười một năm, Thánh Phêrô Néron Bắc đă trở nên như người Việt Nam chính gốc. Cha cũng tập ăn tương cà như mọi người. Cha có công phiên dịch ra tiếng Việt sách toán Pháp, chuyển ngữ các bài triết học, thần học cho các chủng sinh, và cuối cùng gởi nắm xương tàn cho mảnh đất thân yêu này, như ước nguyện khẩn cầu với Đức Mẹ Mân Côi trong những ngày tu học ở hội Thừa sai Paris.

Phêrô Phanxicô Néron Bắc sinh ngày 21.9.1818, tại Bordeaux, địa phận Saint Claude, nước Pháp. Là con thứ năm trong gia đ́nh có chín anh em. Thuở thơ ấu của Héron khá vất vả. Tuy được đi học, nhưng mỗi ngày cậu phải ra đồng chăn súc vật, v́ thế chịu nhiều ảnh hưởng xấu của các bạn. Thế nhưng một biến cố đă thay đổi cuộc đời cậu. Năm 17 tuổi, một người cho cậu mượn một cuốn sách đạo đức, cậu đọc và nhận ra tiếng Chúa kêu gọi ḿnh. Từ đó, cậu thay đổi hẳn lối sống.

Năm 19 tuổi, Néron xin nhưng măi đến ngày 14.2.1839 (21 tuổi) mới được vào chủng viện Neteroy. Sau sáu năm, thầy lên học tại chủng viện Saunier, rồi xin gia nhập hội Thừa sai Paris và thụ phong linh mục ngày 17.6.1848. Bề trên cử cha Néron đi giảng đạo tại Việt Nam. Trong những ngày đợi tàu, cha Néron thường xin Đức Mẹ Mân Côi cho ḿnh được dâng hiến mạng sống v́ sứ vụ tại xứ truyền giáo. Ước nguyện của cha là một khi đă vào được Việt Nam, sẽ không bao giờ phải rời khỏi đất nước này.

Ngày 28.3.1849, cha đến tŕnh diện Đức cha Retord Liêu, khi ấy đang coi địa phận Tây Đàng Ngoài. Đức cha gởi cha Néron đến Kẻ Vĩnh để học tiếng Việt và đặt cho ngài tên mới là Bắc. Năm 1852, Đức cha trao cho cha giúp xứ Kim Sơn, tỉnh Ninh B́nh. Năm 1854, Đức cha cử cha làm bề trên chủng viện Kẻ Vĩnh coi sóc một trăm năm mươi em. Cha kiên nhẫn giảng dạy chủng sinh các kiến thức cần thiết và dịch cho họ sách toán học ra tiếng Việt. Với các lớp đại chủng sinh, cha dạy họ về triết lư và thần học. Một lần cha bị bắt, nhưng được Đức giám mục chuộc lại.

Những Chặng Đường Thập Tự

Dù bận rộn với việc giảng dạy, cha Bắc đă không sao lăng đời sống nội tâm. Mỗi ngày cha đều quỳ suy niệm cuộc thương khó Đức Chúa Giêsu qua mười bốn chặng đường thánh giá. Cha ăn chay các ngày thứ sáu, các ngày vọng lễ trọng, suốt mùa chay và đặc biệt cả những ngày vọng lễ Đức Mẹ. Năm 1858 đang khi phụ trách bốn giáo xứ ở trấn Sơn Tây, coi sóc 160 ngàn tín hữu, cha bị bắt lần thứ hai, phải chuộc ba trăm lạng bạc.

Ngày 17.1.1860, v́ thất bại trong việc quan hệ với Pháp, vua Tự Đức đă ra một chiếu chỉ cấm đạo gắt gao hơn: “Tất cả các quan phải triệt để thi hành chỉ thị của Trẫm. Nếu theo ư riêng ḿnh như xẩy ra trước đây, sẽ bị nghiêm phạt như kẻ vi phạm luật nhà nước”. Chiếu chỉ trên khiến các quan địa phương không dám chểnh mảng trong việc bách hại đạo nữa. Cha Phêrô Bắc lại là người Âu châu da trắng, vóc dáng cao lớn, nên rất dễ bị lộ. Các giáo xứ Công giáo cũng không dám cho cha trú ẩn lâu ngày. Chỗ ẩn thường xuyên của cha giờ đây là rừng rậm. Nhưng rừng rậm đâu phải là dễ đi. Có lần cha bị mất liên lạc với giáo hữu, bị đói khát đến kiệt sức ngất xỉu dưới một gốc cây. May mắn sau đó dân làng Tạ Xá t́m thấy liền lấy nước cháo tiếp cho cha từng muỗng, một giờ đồng hồ sau cha mới tỉnh lại được.

Một hôm có tin báo là quân lính đă biết cha ở làng Tạ Xá, dân làng liền xin lỗi rồi mời cha lên một ghe nhỏ đẩy ra giữa đồng, tiếp tế ít lương thực, rồi đưa cha đến làng Yên Tập. Dân Yên Tập cũng hoảng quá, liền cử một cụ già dẫn cha lên một đỉnh núi vắng vẻ, ở trong lều lợp bằng lá chuối. Cha phải ở đó với cụ già ba tuần lễ, mỗi ngày chỉ được một nắm cơm nguội. V́ nếu chụm lửa nấu cơm sẽ bị phát hiện. Thức ăn duy nhất là một hũ tương, thỉnh thoảng mới được một ít quả cà muối. Cũng may là cha đă làm quen với món ăn này từ trước.

Cơn bách hại ngày càng gay gắt, cha Bắc lại phải tiếp tục di chuyển. ở làng Suồng ba tháng trong nhà người ngoại giáo tốt bụng, rồi ở Chiêu ửng, bị quan quân rượt chạy sang làng Ru Bơ, rồi ẩn trong rừng rậm nửa tháng, lại về Yên Tập, Tạ Xá và bị bắt. Có một người tên Luyện đánh bạc thua ông lư trưởng một trăm quan, ông hứa tha nợ nếu anh chỉ chỗ cha Bắc ẩn trú. Và anh “Giuđa” này đă bán cha với giá tiền đó.

Ngày 5.8.1860, theo sự chỉ dẫn của anh Luyện. Lư trưởng và cai tổng Mờn đem lính đến bắt cha đang ẩn nấp tại nhà bà Truật. Cha xứ Yên Tập cho giáo hữu đem tiền chuộc. Viên cai đội này không chịu, nhưng ông vẫn nhận tiền và hứa ghi vào hồ sơ là bắt được cha Bắc ở đồng vắng, nhờ thế không có ai bị liên lụy. Đó cũng điều bận tâm nhất của cha Bắc. Trước mặt quan Sơn Tây, cha luôn luôn b́nh tĩnh, khẳng khái và cẩn mật. Quan hỏi cha đă gặp những ai, ở nhà nào và được ai giúp đỡ. Cha thẳng thắn trả lời: “Xin quan đừng hỏi làm chi, tôi sẽ không khai ai hay vùng nào cả. Tôi không muốn người ấy hay vùng đó bị các quan làm khó đâu”. Quan truyền đánh đ̣n cha bốn mươi roi, nhưng cha cắn răng chịu, không khai một lời cũng không than một tiếng.

Ông Thần Sống

Điều làm cho quan, lính và dân miền Sơn Tây ngạc nhiên hơn cả, là cha đă nhịn ăn hai mươi mốt ngày liền, mỗi ngày chỉ uống một bát nước. Ngồi trong cũi chật hẹp mà khuôn mặt lúc nào cũng vui tươi. Các vết thương lở loét, cha cũng không xin thuốc chữa trị ǵ hết. Dân chúng đồn thỗi với nhau coi cha như một “Ông thần sống”. Họ bảo: “Không ăn mà vẫn sống, thật lạ lùng”. Thấy để cha sống lâu, dư luận bất lợi, quan tỉnh liền làm án về kinh đô xin chém đầu và bêu giữa chợ ba ngày rồi thả trôi sông. Vua Tự Đức liền châu phê theo bản án xin.

Ngày 3.11.1860 vị tông đồ bị dẫn đi xử tại pháp trường Sơn Tây, cách Hà Nội khoảng năm mươi cây số. Cha xin được cởi trói, cổ vẫn mang gông, bước đi nhẹ nhàng giữa tốp lính bên người cầm gươm sáng loáng. Đến pháp trường, vị chứng nhân quỳ xuống sốt sắng cầu nguyện, rồi giơ cổ cho lư h́nh chém. Hai người lính đứng hai bên tử tội cùng vung gươm một lượt, giữa lúc chiêng trống khua lên ba hồi chín tiếng.

V́ việc tuyệt thực hai mươi mốt ngày trước đây, dân chúng người ngoại đạo cũng tranh nhau thấm máu “ông thần sống”. Cha Độ, chánh xứ Bách Lộc, nhờ một người ngoại giáo đến xin thi thể vị tử đạo để chôn cất, nói rằng: “Tội nghiệp ông Tây không có thân nhân nên làm phúc để đức cho con cháu”. Ba ngày sau, cha Độ t́m cách chuyển thi hài về an táng ở nhà xứ. Thủ cấp vị tử đạo bị ném xuống sông Hồng, sau các giáo dân t́m vớt mà không thấy.

Địa phận nguyên quán, Saint Claude, hằng năm tổ chức lễ trọng thể ngày 3.11 với bài lễ riêng và chọn ngài làm Bổn mạng giới trẻ trong địa phận.

Đức Thánh Cha Piô X suy tôn linh mục Phêrô Néron Bắc lên bậc Chân Phước ngày 2.5.1909.

ĐTC GPII phong thánh ngày 19/6/1988.

 

Hiếu Trung, OP